Trong ngành nội thất chúng ta rất quen thuộc với loại gỗ HDF chống ẩm, nhìn bề ngoài sẽ rất dễ nhận biết loại gỗ này, tuy nhiên về mặt cấu tạo và các thành phần của nó thì không phải ai cũng am hiểu. Về mặt kích thước cũng như màu sắc, gỗ HDF có rất nhiều loại với những ưu điểm nhất định. Những thông tin dưới đây sẽ giúp chúng ta tìm hiểu rõ hơn về loại gỗ HDF trong nội thất.
Gỗ HDF được sản xuất theo quy trình như sau: nguyên liệu bột gỗ được lấy từ gỗ tự nhiên rừng trồng nguyên khối, sau đó tiến hành luộc và sấy khô trong môi trường nhiệt độ cao, từ 1000C đến 2000C. Trong quá trình này, gỗ được xử lý hết nhựa và sấy khô hết nước. Với dây chyển xử lý hiện đại và công nghệ hóa hoàn toàn, gỗ được đảm bảo chất lượng cao nhất và có thời gian xử lý nhanh. Bột gỗ được xử lý, hết hợp với các chất phụ gia làm tăng độ cứng của gỗ, chống mối mọt, sau đó được ép dưới áp suất cao và định hình thành tấm có kích thước 2mm x 2,4 mm, có độ dày từ 6 – 24 mm tùy theo yêu cầu.
Ảnh từ nhà máy Thanh Thành Đạt
Ván gỗ HDF sau khi được xử lý bề mặt sẽ được chuyển sang dây chuyền cắt theo kích thước đã được thiết kế định hình, cán phủ lớp tạo vân gỗ và lớp phủ bề mặt, lớp phủ bề mặt thường được làm bằng Melamine Resin kết hợp với sợi thủy tinh tạo nên một lớp phủ trong suốt, giữ cho màu sắc và vân gỗ luôn ổn định, bảo vệ bề mặt.
Ván gỗ HDF là bước đột phá mang tính cách mạng trong sản xuất và xử lý gỗ. HDF được sử dụng rộng rãi làm gỗ lát sàn nhà và cửa đi. Cửa làm bằng chất liệu HDF đã thành chuẩn mực cửa thông phòng trong các công trình công nghiệp và dân dụng ở các nước tiên tiến như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản… và đặc biệt đã và đang dần phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam.
Tủ bếp gỗ HDF có khả năng chịu lực rất tốt, có khả năng cách nhiệt tốt và có khả năng chịu nước nên rất thích hợp trong nội thất nhà bếp. Tủ bếp gỗ HDF có nhiều mẫu mã , kiểu dáng đa dạng mà bạn có thể chọn được mẫu mã phù hợp với không gian bếp nhà mình.
Với trọng lượng trung bình, giảm tỉ trọng công trình và hạn chế tình trạng xệ cánh, khả năng cách âm, cách nhiệt tốt . Bên cạnh đó, cửa gỗ HDF không tồn tại tình trạng cong, vênh, co, ngót, mối mọt như gỗ tự nhiên nên phù hợp cho không gian phòng ngủ, phòng học hay văn phòng…
Như đã nói ở trên, gỗ HDF có khả năng chịu tải và chống trầy xước nên thường được sử dụng trong làm sàn gỗ nội thất. Vừa mang tính thẩm mỹ mà còn tiết kiệm được chi phí.
Hy vọng với bài viết trên sẽ giúp ích được quý khách trong quá trình chọn lựa gỗ cho mình. Tìm hiểu thêm sản phẩm của chúng tôi tại đây !